Mặc dù không phải là chứng chỉ phổ biến nhất, nhưng PTE cũng là một chứng chỉ bạn có thể cân nhắn bên cạnh IELTS hay TOEFL. Hãy cùng GOET tìm hiểu thêm về chứng chỉ PTE trong tiếng Anh nếu bạn đang có ý định học nhé.
Chứng chỉ PTE là gì?
Chứng chỉ PTE (Pearson Test of English) là một bài kiểm tra tiếng Anh quốc tế do Pearson – một trong những tổ chức giáo dục hàng đầu thế giới phát triển. PTE được thiết kế để đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của người học trong các tình huống học tập và làm việc. Có ba loại chứng chỉ PTE chính:
PTE Academic: Đây là bài kiểm tra phổ biến nhất, chủ yếu dành cho những người muốn học tập hoặc làm việc tại các quốc gia nói tiếng Anh. PTE Academic đánh giá kỹ năng nghe, đọc, viết và nói qua các bài kiểm tra tích hợp, phản ánh cách tiếng Anh được sử dụng trong môi trường học thuật.
PTE General: Bài kiểm tra này đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày. PTE General bao gồm các phần thi nghe, đọc, viết và nói, nhưng nó tập trung vào các tình huống giao tiếp hàng ngày hơn là học thuật.
PTE Young Learners: Dành cho trẻ em và thanh thiếu niên, bài kiểm tra này đánh giá khả năng sử dụng tiếng Anh của học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 13. Nó có các bài kiểm tra dễ hơn và phù hợp với lứa tuổi của người thi.
Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chứng chỉ PTE Academic – là chứng chỉ phổ biến nhất. Đây là chứng chỉ cần thiết cho những người muốn định cư tại các nước nói tiếng Anh.
Đặc điểm của bài thi PTE Academic
Định dạng máy tính: Toàn bộ bài kiểm tra được thực hiện trên máy tính, bao gồm cả phần nói.
Thời gian làm bài: Thông thường, bài kiểm tra kéo dài khoảng 3 giờ.
Đánh giá nhanh chóng: Kết quả thường có trong vòng 5 ngày làm việc.
Phương pháp chấm điểm: Sử dụng công nghệ thông minh để chấm điểm. Nhờ đó đảm bảo tính chính xác và khách quan.
Ứng dụng rộng rãi: Được chấp nhận tại nhiều trường đại học, tổ chức giáo dục và cơ quan di trú ở các quốc gia nói tiếng Anh.
Cấu trúc của bài thi PTE Academic
Cũng như đa số chứng chỉ khác, phần thi PTE cũng bao gồm 4 kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết.
Phần Nghe (Listening): Kiểm tra khả năng hiểu thông tin từ các bài nghe khác nhau. Nội dung ở phần này chúng ta chỉ được nghe 1 lần và sẽ không được phát lại. Vậy nên đòi hỏi người nghe phải tập trung, nghe kỹ để tránh sai sót xảy ra.
Phần Đọc (Reading): Đánh giá khả năng đọc hiểu văn bản và phân tích thông tin. Thí sinh cũng sẽ đọc một bài hoặc đoạn văn, phân tích và trả lời câu hỏi trong để bài.
Phần Viết (Writing): Yêu cầu viết một bài luận hoặc mô tả thông tin. Hoặc cũng có thể là trả lời câu hỏi. Tuy nhiên thí sinh không bắt buộc phải trả lời từng câu. Nếu còn do dự ở câu hỏi nào thì thí sinh có thể bỏ qua và đến câu hỏi tiếp theo.
Phần Nói (Speaking): Ghi âm phần nói trên máy tính, bao gồm việc trả lời các câu hỏi và mô tả hình ảnh. Thí sinh chỉ được trả lời và ghi âm 1 lần duy nhất. Nên cần phải giữ bình tĩnh, nói năng trôi chảy, hạn chế ngập ngừng.
Những lưu ý khi thi PTE
Để hoàn thành tốt phần thi PTE thì chúng ta cũng cần lưu ý 1 số điểm sau:
- Tập luyện kỹ năng gõ bàn phím sao cho nhanh nhạy. Tránh sai sót để không ảnh hưởng đến kết quả thi.
- Khi thi phẩn Speaking, cần đặt microphone cẩn thận. Đảm bảo âm thanh được truyền tới máy tính tốt, giúp giám khảo dễ đánh giá được bài thi.
- Phải thực hành và rèn luyện kỹ càng 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết. Kiến thức ở 4 phần thi phải được chuẩn bị kỹ. Bởi vì các kỹ năng trong kì thi PTE được liên kết với nhau. Nên việc giỏi đều 4 kỹ năng là rất cần thiết.
- Vì phần thi nói chúng ta chỉ có 40 giây cho mỗi câu hỏi. Nên đòi hỏi thí sinh phải tư duy nhanh, sắp xếp thông tin nhạy bén. Chúng ta cũng phải nói thật rõ ràng, dứt khoát, tránh ngập ngừng và đưa thông tin mơ hồ.
- Không nhất thiết chúng ta phải sử dụng từ vựng đa dạng. Cái quan trọng là dùng đúng ngữ cảnh và đúng ngữ pháp.
PTE được công nhận ở những khu vực nào?
PTE là một chứng chỉ được công nhận trên toàn cầu. Ta có thể dùng nó để xét xin visa phục vụ cho học tập và làm việc.
Đây là 1 số tổ chức, cơ quan chính phủ công nhận chứng chỉ PTE:
- 100% các trường cao đẳng, đại học tại Australia gồm cả những trường top đầu thuộc nhóm Go8 như: Melbourne, Sydney, Queensland….
- 2/3 các trường cao đẳng, đại học tại Mỹ; trong đó có cả những trường hàng đầu như: Harvard Business School, Stanford Graduate School of Business, Yale University…. Số lượng các trường công nhận PTE ngày càng tăng.
- 98% các trường cao đẳng, đại học tại Anh quốc.
- 2/3 các trường cao đẳng, đại học tại Canada.
- 100% trường cao đẳng, đại học tại New Zealand.
- Cục biên giới Liên hiệp Vương quốc Anh công nhận cho visa sinh viên thường bậc 4 – Tier 4 General Student, visa dạng Tier 1 và visa dạng Tier 2.
PTE Academic được thiết kế để phản ánh khả năng sử dụng tiếng Anh trong các tình huống học thuật và làm việc thực tế. Rất phù hợp cho các bạn đang chuẩn bị cho việc định cư tại một quốc gia nói tiếng Anh.